Cách lắt đặt sàn gỗ công nghiệp đúng kỹ thuật
Last updated
Was this helpful?
Last updated
Was this helpful?
Bên cạnh tính thẩm mỹ của ván gỗ lát sàn thì phương pháp thi công ván sàn đúng kỹ thuật cũng là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Kỹ thuật lắp đặt tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ván sàn, tính thẩm mỹ của ngôi nhà trong suốt quá trình sử dụng. Vậy bạn đã biết cách lát sàn gỗ như thế nào cho đúng? Cùng Tư Vấn Sàn Gỗ xem chi tiết hướng dẫn dưới đây!
Để có công trình hoàn thiện đi vào sử dụng hiệu quả thì trong quá trình lắp đặt gỗ lát sàn cũng cần phải chú ý đến những điểm sau.
Đầu tiên là điều kiện lắp đặt, liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm trong không khí. Điều kiện lý tưởng để lắp đặt là độ ẩm không khí dưới 13%, nhiệt độ nằm trong khoảng trên 16oC và dưới 38oC để đảm bảo ván gỗ không bị co ngót hay giãn nở trong quá trình thi công.
Thứ hai đó là mặt bằng lắp đặt. Bạn có thể lắp đặt trên nền bê tông hoặc nền gạch. Tuy nhiên, mặt bằng phải bằng phẳng, không có dị vật để đảm bảo sàn gỗ khi lắp đặt không bị lồi lõm, phát ra tiếng kêu khi di chuyển.
Thứ ba, chống ẩm cho nền lắp đặt. Việc chống ẩm là rất cần thiết nhưng nhiều gia chủ lại chủ quan. Nền đáy là phần chúng ta không nhìn thấy nhưng hơi ẩm vẫn tích tụ hàng ngày và âm thầm gây hư hỏng cho ván sàn. Hãy sử dụng vật liệu xốp lót chống ẩm chuyên dụng để bảo vệ sàn gỗ của bạn toàn diện nhất.
Thứ tư, hướng lắp đặt. Hướng lắp đặt có ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sàn nhà. Nên cân nhắc kỹ chọn hướng lắp đặt phù hợp với diện tích phòng và chiều ánh sáng sẽ giúp không gian đạt tính thẩm mỹ hoàn hảo hơn.
Để đảm bảo rằng quá trình lắp đặt diễn ra thuận lợi và nhanh chóng thì khâu chuẩn bị ban đầu khá quan trọng. Trước khi bắt tay vào lát sàn gỗ công nghiệp bạn cần chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ sau:
Ván sàn: Chắc chắn rồi, làm sàn gỗ thì vật liệu đầu tiên cần có đó là ván gỗ. Có một lưu ý nhỏ cho bạn khi chuẩn bị ván gỗ đó là hãy di chuyển gỗ lát sàn đến công trình lắp đặt trước đó 24h để ván gỗ thích nghi với độ ẩm và nhiệt độ phòng cần lắp đặt.
Xốp lót chống ẩm: Phụ kiện chuyên dụng cho sàn gỗ để chống ẩm nền và cách âm.
Len/phào, nẹp: Phụ kiện dùng để kết thúc, hoàn thiện sàn.
Máy cắt gỗ: Sử dụng để cắt các thanh gỗ ở các vị trí góc, vị trí bị vướng vật cản, …
Các dụng cụ khác: Búa, thước dây, bút đánh dấu, keo silicone, đinh, …
Lát sàn ván gỗ đã trở thành lựa chọn phổ biến cho chung cư, nhà phố, công trình thương mại, nơi công cộng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được quy trình lắp sàn gỗ đúng kỹ thuật. Dưới đây là hướng dẫn các bước chi tiết để có một công trình hoàn thiện, bạn có thể tham khảo.
Kiểm tra kỹ mặt bằng lắp đặt, điều kiện môi trường, các thanh ván gỗ. Hãy chắc chắn rằng, nền lắp đặt bằng phẳng, điều kiện môi trường phù hợp, các thanh gỗ đồng nhất cùng loại không bị hư hỏng.
Phủ kín diện tích lắp đặt bằng xốp lót chuyên dụng có mặt tráng bạc. Lưu ý quay mặt tráng bạc lên phía trên. Ở các đầu mối nối của xốp lót có thiết kế dư phần giấy bạc, đặt phần xốp của tấm thứ 2 đè lên phần giấy bạc dư của tấm thứ nhất để đảm bảo không có khoảng trống cho hơi ẩm len lỏi lên mặt sàn.
Quan sát diện tích tổng thể căn phòng, vị trí cửa sổ hoặc nguồn sáng, đánh giá chiều dài x rộng của không gian để chọn được hướng lắp đặt phù hợp. Nên lắp sàn gỗ song song với chiều của ánh sáng tự nhiên để làm nổi bật lên được vân gỗ. Hoặc lắp đặt sao cho chiều dài của thanh sàn xuôi theo chiều dài của căn phòng, không lắp theo chiều rộng.
Đặt tấm ván đầu tiên đối diện với tường và để cạnh dài cách tường 15-20cm (cho việc lắp đặt dễ dàng hơn), cạnh ngắn cách tường 15mm. Tiếp tục lắp đặt hết hàng thứ nhất. Sau đó đặt nêm có kích thước độ dày 15mm vào sát tường theo chiều dài căn phòng, đẩy hàng gỗ đầu tiên vào sát vị trí nêm vừa đặt.
Cắt thanh ván đầu tiên của hàng thứ 2 có độ dài tối thiểu 30cm để tạo nhịp xếp đuổi cho sàn nhà. Tiếp tục lắp đặt hết hàng thứ 2. Lắp đặt tương tự ở các hàng tiếp theo, theo khẩu độ đã chia cho đến khi phủ kín diện tích phòng.
Sau khi đã lắp sàn gỗ kín diện tích phòng, tiến hành gỡ nêm ở các vị trí cạnh sát tường. Sử dụng búa và đinh để đóng phào lên chân tường. Vị trí đóng đinh nên cách nhau từ 1,5m – 2m để đảm bảo tính thẩm mỹ. Dùng keo silicone trùng màu với màu phào bơm lên phần trên tiếp xúc giữa tường và phào để cố định lần 2 đồng thời tạo tính thẩm mỹ. Lắp đặt nẹp ở các phần còn lại: cửa ra vào, cửa thông phòng.
Kiểm tra lần cuối tổng quát căn phòng để phát hiện lỗi nếu có. Vệ sinh sàn nhà bằng máy hút bụi hoặc chổi mềm cho sạch sẽ. Lưu ý nên để phòng nghỉ 24 giờ sau khi lắp đặt mới đi vào sử dụng, kê đồ nội thất lên sàn nhà.
Nguồn: